Khi nhắc đến vùng đất Quảng Bình, người ta không chỉ nghĩ đến quê hương của vị đại tướng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, đại tướng Võ Nguyên Giáp; mà còn là những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử Quảng Bình nổi tiếng đã tồn tại hàng trăm năm nay.
Tính đến thời điểm hiện tại Quảng Bình đã có đến 99 di tích lịch sử. Trong đó có 51 di tích lịch sử được công nhận là di tích cấp quốc gia và 48 di tích lịch sử được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 10 di tích lịch sử Quảng Bình nổi tiếng nhất được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia qua bài viết ngay sau đây.
Di tích vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
Di tích vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng tọa lạc tại vùng núi Trung Trung Bộ Việt Nam, là một kỳ quan thiên nhiên nằm ở phía Tây Nam sông Gianh. Với vị trí địa lý độc đáo, di tích vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng giáp với nước Lào ở phía Tây và Tây Nam; phía bắc giáp với xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa; phía Đông Nam giáp với xã Trường Sơn, Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Di tích quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng không chỉ là núi đá vôi lớn nhất thế giới; nơi đây còn sở hữu những hang động kỳ vĩ, những dòng sông bí ẩn và những thác nước tuyệt đẹp. Từ những hang động nổi tiếng được biết đến từ thập kỷ 1920 và được khai thác du lịch từ thời Pháp thuộc, đến những phát hiện mới gần đây từ Đoàn thám hiểm Hang động Hoàng gia Anh, di tích này vẫn làm cho người người mê mẩn bởi những cảnh đẹp mà tạo hóa ban tặng cho nơi đây.
Hệ thống hang động ở vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng thuộc loại hang động cổ nhất Đông Nam Á, với những tác động tự nhiên từ hơn 35 triệu năm trước. Đây cũng là nơi hình thành các hệ sinh thái đa dạng nhờ vào khối đá vôi lớn nhất Đông Nam Á, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rừng nguyên sinh. Với hơn 15 kiểu sinh cảnh và 10 loại thảm thực vật quan trọng, Phong Nha Kẻ Bàng che phủ rừng nguyên sinh đến 83,74% diện tích.
Điều làm nên sự nổi bật của di tích Phong Nha Kẻ Bàng không chỉ nằm ở phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, mà còn nằm ở sự đa dạng sinh học. Với hơn 2.600 loài thực vật, 735 loài động vật có xương sống và 369 loài côn trùng, trong đó có nhiều loài sinh vật quý hiếm được liệt kê vào sách đỏ. Nơi đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài linh trưởng và dơi đặc hữu, góp phần làm cho hệ sinh thái ở đây trở nên phong phú và đa dạng.
Ngoài giá trị sinh học, di tích vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử. Từ những dấu tích văn hóa cổ xưa của người Chăm, Việt cổ, cho đến những kỷ vật kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tất cả điều đó đã mang đến cho di tích Phong Nha Kẻ Bàng những giá trị lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn.
Nhờ đó mà vào tháng 7 năm 2003, di tích vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là một trong những di sản thiên nhiên của thế giới. Đến ngày 12/8/2009, thủ tướng chính phủ nước Việt Nam đã công nhận di tích vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là một trong những di tích lịch sử Quảng Bình được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Di tích chùa Hoằng Phúc Quảng Bình
Di tích Chùa Hoằng Phúc là một ngôi chùa cổ, được xây dựng cách đây khoảng hơn 700 năm trước. Chùa được đặt tại thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Theo nhiều truyền thuyết kể lại rằng, chùa Hoằng Phúc đã từng chứng kiến sự hiện diện của các vị vua và Phật tử. Từ Phật hoàng Trần Nhân Tông ngự giá cầu phúc cho dân lành năm 1301 với tên gọi am Tri Kiến, đến việc vua Minh Mạng thay đổi tên thành Hoằng Phúc tự, hay còn gọi là chùa Trạm hoặc chùa Quan.
Di tích chùa Hoằng Phúc không chỉ mang đậm những giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng; chùa còn là nơi lưu giữ những dấu ấn quan trọng trong các giai đoạn lịch sử. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, di tích chùa Hoằng Phúc đã không ít lần trở thành nơi trú ẩn, che giấu cho các cán bộ chiến sĩ cách mạng. Chùa Hoằng Phúc đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Bên cạnh đó, di tích chùa Hoằng Phúc còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, giữ gìn và truyền bá những truyền thống đặc sắc văn hóa của quê hương.
Với những đóng góp to lớn đó mà vào ngày 16/1/2016, di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc Quảng Bình đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Di tích lịch sử Đèo Đá Đẽo
Di tích lịch sử Đèo Đá Đẽo là một phần của Đường Hồ Chí Minh, nằm ở ranh giới ba xã Thượng Hóa, , Xuân Trạch, và Thượng Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình. Trước đây, đoạn đường này là một phần của quốc lộ. Tuy nhiên, trong thời kỳ chiến tranh miền nam Việt Nam, đèo Đá Đẽo đã trở thành một điểm nóng, và thường xuyên chịu sự tấn công dữ dội từ quân đội Mỹ bằng máy bay và pháo từ tàu biển.
Ngày nay, di tích lịch sử Đèo Đá Đẽo đã trở thành một trong 37 di tích lịch sử đặc biệt thuộc nhóm “Di tích lịch sử Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh” được Chính phủ công nhận.
Trên đỉnh đèo, có một tấm bia Di tích Đèo Đá Đẽo được khắc với dòng chữ “Đèo Đá Đẽo, trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ từ năm 1965 – 1972”. Đây được xem là một biểu tượng ghi nhớ những cuộc chiến ác liệt và những sự hy sinh anh dũng của cha ông ta trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Di tích lịch sử Đèo Đá Đẽo không chỉ là một con đèo thông thường, mà còn là một phần trong giai đoạn lịch sử, là một minh chứng sống cho một giai đoạn đầy đau thương và mất mát của dân tộc. Với giá trị lịch sử to lớn đó mà vào năm 2010, di tích lịch sử đèo Đá Đẽo đã được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Di tích lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh Quảng Bình
Di tích lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh được đặt bên trên một ngọn đồi rộng tại dãy núi An Mã, thuộc xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình; và cách trung tâm huyện Lệ Thuỷ khoảng 25km về phía Nam.
Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại thôn Phước Long, Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ông còn được chúa Nguyễn phong tước Lễ Thành Hầu, Khai Quốc Công Thần, và vinh danh trong hạng Thượng Đẳng Công Thần, và được thờ cúng tại Thái Miếu. Sau khi qua đời vào ngày 9 tháng 5 Canh Thìn (1770) và được an táng tại Cù Lao Phố, ông đã được hậu duệ đưa về an nghỉ tại xã Trường Thủy vào năm 1802.
Danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh là một trong những danh tướng có công vang dội dưới thời vua Nguyễn, được nhân dân nhớ đến với những thành tựu to lớn trong việc mở mang bờ cõi và xây dựng lãnh thổ Việt Nam thống nhất.
Ngày nay, Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh tại Quảng Bình vẫn còn giữ tấm bia đá quý có giá trị lịch sử vô cùng to lớn. Tấm bia cao khoảng 1,2m, được tạc bằng đá xanh cẩm thạch, nhằm thể hiện lòng tôn kính của người dân với ông. Sự đóng góp to lớn của Nguyễn Hữu Cảnh đã trở thành một phần không thể thiếu trong lịch sử của người Việt, đặc biệt là người dân Quảng Bình.
Câu ngạn ngữ “Công Lễ Thành Hầu đi mở đất, Nghìn năm con cháu mãi còn ghi” không ngừng là nguồn cảm hứng và sức mạnh cho thế hệ sau về tinh thần kiên trì và ý chí vươn lên vượt qua khó khăn.
Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh được người dân phát hiện vào ngày 19/5/1995 âm lịch. Đến ngày 7/1/2013, lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh được đưa vào tu sửa và được nhà nước ta công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Di tích lịch sử Trạm thông tin A72 Quảng Bình
Di tích lịch sử Trạm thông tin A72 được đặt tại núi An Bờ, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây chính là trung tâm nắm giữ bí mật quân sự, đem lại sức mạnh trực tiếp cho chiến trường miền Nam và Lào.
Với 50 mạch thoại cao tần, 28 đầu máy tải ba loại và 2 tổng đài 100 số, trạm thông tin A72 trở thành cột mốc quan trọng, nhằm kết nối Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh, và các mặt trận chiến đấu.
Ngoài nhiệm vụ liên lạc quân sự, di tích trạm thông tin A72 còn đón tiếp các đoàn công tác cấp cao của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng trong chiến dịch Đường 9 – Nam Lào. Các cán bộ chiến sĩ nơi đây luôn sẵn sàng trong tinh thần cao độ, anh dũng vượt qua mọi khó khăn, và đóng góp một phần không nhỏ vào chiến thắng năm 1975.
Vào năm 1975, với mệnh lệnh “Thần tốc, táo bạo hơn nữa” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trạm thông tin A72 đã mở đầu cho chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Kết thúc chiến dịch lịch sử, di tích trạm thông tin A72 đã tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong việc bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Với những đóng góp quan trọng trong các cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, trạm thông tin A72 đã được nhà nước trao tặng thưởng Huân chương giải phóng hạng Nhất. Vào ngày 12/12/1986, di tích lịch sử trạm thông tin A72 đã vinh dự được nhà nước ta công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Di tích lịch sử Thành cổ Đồng Hới
Di tích lịch sử Thành cổ Đồng Hới còn được biết đến với tên gọi Thành cổ Quảng Bình, là một trong những di tích kiến trúc quân sự quan trọng tại trung tâm Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ngày nay.
Vào năm 1630, để chống lại quân Trịnh, Đào Duy Từ đã đề xuất với chúa Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng hệ thống lũy phòng thủ với đồn Quảng Bình, một cửa ải quan trọng nhằm trấn giữ sông Động Hải, nhằm ngăn chặn quân Trịnh. Thành cổ Đồng Hới và đồn Động Hải được coi là yết hầu của Đàng Trong. Thành cổ đã thành công ngăn chặn hàng vạn quân nam chinh của chúa Trịnh.
Mặc dù bị quân Trịnh vượt qua sau này. Tuy nhiên vào triều đại vua Gia Long, Minh Mạng, thành Đồng Hới đã trở thành trụ sở của dinh Quảng Bình, và được xây bằng gạch đá theo kiểu kiến trúc Vauban. Di tích thành cổ Đồng Hới đối diện hướng Tây với 3 cửa Bắc – Đông – Nam và có hào rộng bên ngoài thành.
Trong 2 lần chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, di tích thành cổ Đồng Hới phần lớn đã bị phá hủy hoàn toàn. Cho đến ngày nay, di tích thành cổ chỉ còn lại Quảng Bình Quan và một đoạn tường thành vẫn còn đứng sừng sững. Mặc dù vậy, thành cổ vẫn mang đậm những nét độc đáo trong cách thiết kế thành cổ của người xưa.
Vào tháng 8/2005, di tích lịch sử thành cổ Đồng Hới đã được tiến hành tu sửa và được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử Quảng Bình được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Di tích lịch sử Quảng Bình – Chiến khu Trung Thuần
Chiến khu Trung Thuần nằm giữa vùng bán sơn Quảng Lưu và Quảng Thạch, thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây có vùng đất hình chữ U, đỉnh Chóp Chài vươn cao gần 1.000m so với mặt biển. Diện tích chừng 150 km2 nổi tiếng với những xóm nhỏ như Dương Khê, Xuân Vương, Kim Thanh… Tại đây, những hiện vật khảo cổ như trống đồng Phù Lưu, rìu đồng, lưỡi câu đã được phát hiện.
Lịch sử nơi đây thường kể về nền văn hóa lâu đời của người Chăm, và những giai đoạn lịch sử trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh. Căn cứ Trung Thuần từng là căn cứ lớn của quân Trịnh ở phía Bắc sông Gianh và điểm đấu tranh của nghĩa quân Lê Trực trong phong trào Cần Vương chống Pháp.
Chiến khu Trung Thuần cũng là căn cứ quan trọng của nhân dân ta trong 2 cuộc chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chiến khu Trung Thuần đã trở thành căn cứ địa cách mạng, nơi huấn luyện lực lượng, phối hợp với chiến trường Bình – Trị – Thiên, nhằm đẩy lùi quân Pháp và góp phần quan trọng vào việc giải phóng miền Bắc Quảng Bình.
Nhìn lại những giai đoạn lịch sử, chiến khu Trung Thuần không chỉ là vùng đất lưu giữ những giá trị lịch sử văn hóa của nền văn hóa Chămpa, mà còn đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của dân tộc ta.
Di tích đình làng Minh Lệ Quảng Bình
Di tích Đình Minh Lệ nằm trong một ngôi làng cổ thuộc thôn Minh Lệ, tổng Thuận Thị, phủ Quảng Trạch. Hiện nay thuộc làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Đình làng Minh Lệ không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tâm linh, mà còn là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử trong thời kì kháng chiến cứu nước.
Đình được xây dựng từ năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình làng Minh Lệ là nơi thờ tự Thành hoàng làng Trương Hy Trọng và bốn vị đức thần tổ: Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần. Trương Hy Trọng, con của tướng tài Trương Công Lang, đã có nhiều chiến công trong chiến đấu chống quân Chiêm Thành, ghi danh với những trận đánh hiểm trở, và từng hy sinh tại trận chiến năm 1493 ở Thành Lồi.
Di tích Đình Minh Lệ được ví như một tuyệt tác kiến trúc, được thể hiện qua các hình khối rồng, phượng, và bức vẽ tinh xảo trên từng chi tiết. Vẻ đẹp của đình không chỉ nằm ở sự uyển chuyển của kiến trúc, mà còn ẩn chứa giá trị văn hóa sâu sắc và những ký ức lịch sử đặc biệt.
Trước Cách mạng Tháng Tám, đình là điểm hội họp quan trọng của các chi bộ Đảng. Sau đó, đình trở thành nơi tập kết, cất giấu vũ khí trong thời chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Di tích Đình Minh Lệ cũng là nơi huấn luyện quân nhân, và là nơi kết nạp Đảng viên mới và tổ chức các hoạt động cách mạng.
Mặc dù đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử. Nhưng cho đến nay, di tích đình Minh Lệ vẫn giữ được vẻ đẹp trang trọng và uy nghiêm nơi cửa phật. Vào năm 1992, di tích lịch sử Đình Minh Lệ đã được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia tại Quảng Bình.
Khu di tích Mộ và nhà thờ Đề đốc Lê Trực
Di tích mộ và nhà thờ Đề Đốc Lê Trực nằm tại làng Thanh Thủy, xã Tiến Hóa, Quảng Bình. Nơi đây là nơi yên nghỉ của một chiến tướng nổi tiếng kiên cường, bất khuất và anh dũng của nghĩa quân Cần Vương, đề đốc Lê Trực.
Di tích mộ và nhà thờ Đề Đốc Lê Trực kể về cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của những người yêu nước của nghĩa quân Cần Vương trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với lòng can đảm và anh dũng của đề đốc Lê Trực cùng nghĩa quân của ông đã tạo ra những trận đánh lịch sử. Từ cuộc tấn công vào thành Đồng Hới đầy hào hùng, đến những trận tác chiến kín đáo, tinh nhuệ trên các tuyến đường chiến lược.
Mặc dù các cuộc kháng chiến không mang lại thắng lợi nhưng những cuộc kháng chiến này đã khơi dậy tinh thần yêu nước, không chịu khuất phục trước quân thù của nhân dân ta.
Sau khi đề đốc Lê Trực mất, ông đã được nhân dân lập đền thờ nhằm thể hiện sự tôn kính đến vị anh hùng dân tộc. Bề ngoài của nhà thờ được thiết kế với phong cách kiến trúc tinh tế, những hoa văn truyền thống vẽ nên một câu chuyện đậm chất văn hóa, mang vẻ đẹp truyền thống của người Việt.
Vào ngày 21/6/1993, Di tích mộ và nhà thờ Đề Đốc Lê Trực đã được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia.
Di tích lịch sử Khu giao tế Quảng Bình
Di tích lịch sử Khu giao tế Quảng Bình được xây dựng từ sau năm 1954, nằm tại thành phố Đồng Hới và cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 3km về phía tây.
Sau thời điểm năm 1954, khu giao tế phải chịu chiều khó khăn và thiếu thốn do vừa kết thúc chiến tranh với thực dân Pháp. Tuy nhiên, với tâm huyết cũng như tinh thần trách nhiệm mà các cán bộ chiến sĩ tại khu giao tế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đón tiếp các đoàn khách, từ cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc đến các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Quảng Bình.
Những thăng trầm của chiến tranh đã khiến Khu Giao tế liên tục phải di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau như Đức Ninh, Cộn, Nghĩa Ninh… Mặc dù vậy, Khu Giao tế vẫn không ngừng nỗ lực phục vũ các đoàn khách. Điều này đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng những đoàn người đến thăm.
Ngoài việc phục vụ hàng trăm đoàn khách trong và ngoài nước, Khu Giao tế còn để lại một dấu ấn quan trọng khi nơi đây đã đón tiếp ngài Phi-đen Castro, lãnh tụ của nước Cộng hòa Cu-Ba. Chuyến thăm của ông tại Quảng Bình đã chứng kiến những nỗi đau, mất mát của người dân trong chiến tranh và đã hứa hẹn xây dựng một bệnh viện lớn cho tỉnh.
Những hành động và lời hứa của ông Cu Ba đã trở thành hiện thực khi sau 5 năm, một bệnh viện quy mô lớn được hoàn thành tại xã Lý Ninh, thị xã Đồng Hới. Ông cũng đã gửi đến Việt Nam nhiều đoàn chuyên gia y tế, góp phần cùng cán bộ y tế Việt Nam chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Với những đóng góp to lớn trong lịch sử, vào ngày 4/12/1998, Di tích lịch sử Khu giao tế Quảng Bình đã được nhà nước ta công nhận là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia.
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về 10 di tích lịch sử Quảng Bình nổi tiếng nhất và được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hy vọng với những gì mình chia sẻ đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những nét đẹp văn hóa, lịch sử và con người nơi đây. Hãy luôn theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.