Trở thành thành viên

Nhận cập nhật mới từ Quảng Bình S.vn

― Quảng cáo ―

spot_img
HomeDu LịchDân vùng lũ Quảng Bình cả ngày ăn mỳ tôm sống, thèm...

Dân vùng lũ Quảng Bình cả ngày ăn mỳ tôm sống, thèm cơm, thiếu nước sạch

Video: Cả thị trấn chìm trong lũ, người dân Lệ Thuỷ trèo lên mái nhà nhận đồ cứu trợ

Theo ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, chiều 29/10, vùng rốn lũ Lệ Thuỷ (Quảng Bình) ngớt mưa, nước lũ đang xuống. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, nước lũ vẫn còn bủa vây tứ phía, đường ngập sâu gần 2 mét.

Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Lệ Thuỷ nhiều chỗ ngập sâu cả mét, tất cả các phương tiện không thể đi qua. Đường duy nhất để tiếp cận vùng này là chạy theo tuyến đường tránh lũ, sau đó quặt vào Quốc lộ 9C để vòng về ngã tư Cam Liên. 

Quốc Lộ 1A Đoạn Qua Huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) Ngập Sâu Trong Nước. (Ảnh: Nguyễn Vương).

Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) ngập sâu trong nước. (Ảnh: Nguyễn Vương).

Tại khu vực này, hiện có rất nhiều đoàn từ thiện chở theo các nhu yếu phẩm như mỳ tôm, bánh chưng, bánh tét, nước lọc… để chờ tiếp tế vào cho người dân vùng lũ.

Cả thị trấn Kiến Giang chìm trong biển nước, hàng nghìn hộ dân bị cô lập. Nước lũ dâng cao gần chạm nóc nhà cấp 4, nhiều người phải sang nhà hàng xóm có tầng 2 để trú ngụ hoặc gọi lực lượng chức năng nhờ đưa đến nơi tránh lũ an toàn.

Nước Lũ Dâng Cao, Nhiều Người Dân Thị Trấn Kiến Giang (Huyện Lệ Thuỷ) Phải Nên Nóc Nhà Tránh Lũ Và Chờ Tiếp Tế Lương Thực, Nước Uống. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Nước lũ dâng cao, nhiều người dân thị trấn Kiến Giang (huyện Lệ Thuỷ) phải nên nóc nhà tránh lũ và chờ tiếp tế lương thực, nước uống. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Anh Lê Đình Hiếu (23 tuổi, trú thị trấn Kiến Giang) chia sẻ, ngày 27/10, khi bão Trà Mi đổ bộ Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế, tại Quảng Bình, mưa xối xả từ sáng đến chiều. Nước sông dâng cao xấp xỉ mép đường, cuốn theo nhiều rác về xuôi, nước đục ngầu.

Chính quyền phát loa yêu cầu người dân chủ động di dời tài sản, vật dụng lên chỗ cao, lúc nước dâng thì phải sang nhà hàng xóm cao tầng hoặc nhà văn hóa thôn để phòng nguy hiểm.

Tuy nhiên, lúc sau trời tạnh, một số người chủ quan chưa chuyển tài sản, định nán lại nhà để ngủ. Đến chiều tối, nước sông Kiến Giang cuồn cuộn dâng cao. Chưa đầy 2 tiếng, nước đã bắt đầu tràn vào nhà.

Nước Lũ Ngập Gần Đến Vai Nhưng Người Đàn Ông Này Vẫn Liều Mình Ra Nhận Đồ Tiếp Tế Của Đoàn Từ Thiện. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Nước lũ ngập gần đến vai nhưng người đàn ông này vẫn liều mình ra nhận đồ tiếp tế của đoàn từ thiện. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Nước lên nhanh và bất ngờ khiến nhiều người không kịp kê cao tài sản, chỉ biết đưa người thân lên gác xép hoặc sang nhà hàng xóm để trú ngụ. Nhiều người không kịp dự trữ lương thực, nước uống“, anh Hiếu nói. 

Một người dân vùng lũ thị trấn Kiến Giang chia sẻ: “Nước ào ạt tràn vào khiến hàng nghìn hộ dân bị cô lập. Thời điểm lũ lên, điện cũng mất, trời tối thui giữa biển nước mênh mông, mọi người chỉ biết hô lớn, rủ nhau rọi đèn pin tứ phía tìm đường chạy lũ.

Hiện tại hàng nghìn người dân Kiến Giang phải sống chung với lũ theo đúng nghĩa đen. Nhiều nhà 5-6 nhân khẩu phải cùng nhau trú tạm trên gác xép; nhà nào không có có gác xép hoặc nước dâng quá cao thì phải dỡ ngói chui ra ngoài rồi sang hàng xóm tránh trú“.

Gia Đình Ở Vùng Lụt, Nằm Xa Khu Trung Tâm, Người Đàn Ông Này Dùng Nửa Cái Thùng Nhựa Làm Thuyền, Chèo Ra Tuyến Đường Chính Để Xin Đồ Tiếp Tế Của Các Đoàn Từ Thiện. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Gia đình ở vùng lụt, nằm xa khu trung tâm, người đàn ông này dùng nửa cái thùng nhựa làm thuyền, chèo ra tuyến đường chính để xin đồ tiếp tế của các đoàn từ thiện. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Gần như 100% người dân thị trấn Kiến Giang vốn đang sử dụng nước sạch. Khi nước lũ lên nhanh, mất điện, cắt nước, những nhà không kịp dự trữ nước thậm chí phải hứng nước mưa để uống. Chẳng thể nấu cơm hay đồ ăn, nhiều ngày nay nhà tôi phải ăn mỳ tôm sống hoặc bánh mỳ.

Cũng có nhiều đoàn tiếp tế vào nhưng chủ yếu họ chỉ mang mỳ tôm, bánh mỳ ăn sẵn và nước uống, thi thoảng mới có đoàn mang thêm bánh chưng, bánh tét để chúng tôi ăn cho quên cảm giác thèm cơm….“, một người dân cho biết.

Nhiều Người Dân Ở Thị Trấn Kiến Giang Cho Biết, Từ Ngày Lụt Đến Giờ Họ Chưa Được Ăn Cơm. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Nhiều người dân ở thị trấn Kiến Giang cho biết, từ ngày lụt đến giờ họ chưa được ăn cơm. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Theo đoàn từ thiện vào cứu tế cho người dân vùng lũ Kiến Giang, chúng tôi ghi nhận rất nhiều gia đình đang thiếu đồ ăn, nước uống. Nhiều người trèo lên mái nhà vẫy tay cầu cứu các đoàn cứu trợ để xin tiếp tế.

Anh B.T. (trú TP Đồng Hới, Quảng Bình) cho biết: “Với kinh nghiệm theo chân những đoàn thiện nguyện vào trong vùng rốn lũ huyện Lệ Thuỷ, tôi nhận thấy người dân đang rất cần các đồ ăn chế biến sẵn như bánh chưng, xôi, cơm và đặc biệt là nước sạch. Do đó, các đoàn từ thiện khi tiếp tế cho dân vùng lũ cần chuẩn bị thật nhiều đồ ăn sẵn và nước ngọt. Hạn chế mỳ tôm vì cồng kềnh mà người dân cũng không có gì để nấu chín”.

Có Kinh Nghiệm Sống Trong Mưa Lũ Nên Những Đoàn Từ Thiện Ở Huế - Quảng Trị Ngoài Chuẩn Bị Nhiều Nước Sạch Thì Còn Gói Cả Bánh Chưng Để Tiếp Tế Cho Người Dân Vùng Lũ Quảng Bình. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Có kinh nghiệm sống trong mưa lũ nên những đoàn từ thiện ở Huế – Quảng Trị ngoài chuẩn bị nhiều nước sạch thì còn gói cả bánh chưng để tiếp tế cho người dân vùng lũ Quảng Bình. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, tính đến sáng 29/10, toàn tỉnh ghi nhận 32.000 hộ dân bị ngập (huyện Lệ Thủy gần 20.000, Quảng Ninh 12.000), hơn 9.000 hộ phải sơ tán tại chỗ; 58 thôn, bản bị nước lũ chia cắt.

Các tuyến đường bị ngập 76 điểm, trong đó Quốc lộ 1 có 5 điểm ngập, sâu nhất là 60cm. Đường Hồ Chí Minh qua xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy ngập dài 800m, sâu nhất 80cm.

Đây là trận lũ lớn thứ hai trong 4 năm qua ở Quảng Bình, sau trận lũ tháng 10/2020. Theo người dân, trận lũ này chỉ còn cách đỉnh lũ lịch sử năm 2020 khoảng 50 – 63cm tuỳ từng khu vực.

Mưa lũ làm 1 người chết và 3 người mất tích. Nạn nhân tử vong là anh Lê Ngọc Hơn (22 tuổi, trú tại thôn Thanh Sơn, xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy). Anh Hơn đang làm nhiệm vụ cứu hộ tại hạ lưu đập Thanh Sơn vào ngày 27/10 thì bị lũ cuốn trôi.

Một Gia Đình Có Cụ Già Bệnh Nặng Đang Chèo Thuyền Về Nhà. Họ Vẫy Tay Cầu Cứu Đoàn Từ Thiện Để Được Hỗ Trợ Đồ Ăn, Nước Uống. Nhà Họ Nằm Ở Ngõ Sâu, Các Thuyền Cứu Hộ Không Để Đi Vào. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Một gia đình có cụ già bệnh nặng đang chèo thuyền về nhà. Họ vẫy tay cầu cứu đoàn từ thiện để được hỗ trợ đồ ăn, nước uống. Nhà họ nằm ở ngõ sâu, các thuyền cứu hộ không để đi vào. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Ba người mất tích gồm: Ông Ngô Du lịch (44 tuổi, trú tại phường Nam Lý, TP Đồng Hới), ông Ngô Văn Bằng (39 tuổi, trú tại thôn Xuân Bồ, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy) và ông Phạm Văn Cứ (64 tuổi, trú tại xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh). Các lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân.

Năm 2020, tỉnh Quảng Bình thiệt hại nặng nề do hứng hai đợt lũ ngày 6-13/10 và 16-21/10. Đỉnh lũ trên sông Kiến Giang năm 1979 là 3,91m, vào ngày 19/10/2020 lên 4,88m. Toàn bộ vùng đồng bằng huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy bị ngập 2-4m, kéo dài hơn 10 ngày, làm 25 người chết, thiệt hại kinh tế 3.500 tỷ đồng.

https://vtcnews.vn/dan-vung-lu-quang-binh-ca-ngay-an-my-tom-song-them-com-thieu-nuoc-sach-ar904604.html