Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên đẹp như tiên cảnh của Quảng Bình, lễ hội Quảng Bình cùng mang lại đời sống văn hóa phong phú, giữ gìn những bản sắc độc đáo và đa dạng của dân tộc.
Lễ hội cầu ngư Quảng Bình
- Thời gian: rằm tháng Giêng hàng năm
- Địa điểm tổ chức: làng Cảnh Dương, Quảng Trạch
Lễ hội cầu ngư là lễ hội Quảng Bình lớn nhất của cư dân ven biển nơi đây. Lễ hội bắt nguồn từ tục thờ Cá Voi (cá Ông, cá Bà) của cư dân miền biển vì cá voi là loài cá đã nhiều lần trợ giúp để tàu thuyền của ngư dân không bị chìm trong gió bão. Khi cá voi chết dạt vào bờ, ngư dân sẽ chôn cất và lập miếu thờ, mong cho sóng yên biển lặng, làng xã ấm no hạnh phúc. Lễ cúng được diễn ra hàng năm với nhiều trò diễn xướng dân gian mà nổi bật là múa bông chèo cạn, múa hát dân ca hoặc còn có thêm các hoạt động mới như: đua thuyền, và lắc thúng.
Lễ hội cầu ngư Quảng Bình
Lễ hội cầu mùa – Lễ hội Quảng Bình đặc sắc
- Thời gian: 14 – 16/04 âm lịch hàng năm
- Địa điểm tổ chức: Xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới
Lễ hội cầu mùa Bảo Ninh là một trong lễ hội Quảng Bình đặc sắc. Đây là lễ hội tiêu biểu được đình làng Bảo Ninh thờ Nhân thần (Hai cha con người đánh cá) và Cá Ông. Lễ thường được tiến hành trong ba ngày, từ 14 đến 16/04 âm lịch hàng năm. Lễ nhằm cầu mùa, cầu an, cầu mong các đấng linh thiêng phù hộ cho mùa màng bội thu, sản vật phong phú, con người ăn nên làm ra,… Do điều kiện làng xã phát triển rộng nên việc tổ chức lễ đã chia ra từng địa phương, không tổ chức tập trung như trước. Tuy nhiên, lễ hội vẫn đảm bảo được chất lượng và các phần truyền thống liên quan tín ngưỡng nghề nghiệp.
Lễ hội cầu mùa độc đáo
Lễ hội đua thuyền Quảng Bình
- Thời gian: ngày 2/9 hàng năm
- Địa điểm tổ chức: sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy
Đậm chất lễ hội với hàng loạt những lá cờ đủ màu sắc sặc sỡ chính là lễ hội đua thuyền của người dân Lệ Thủy. Lễ hội được tổ chức trọng đại vào ngày Quốc khánh hàng năm trong không khí vui mừng và còn là ngày để tưởng nhớ về những anh hùng, những người đã hy sinh quên mình cho đất nước toàn vẹn.
Đua thuyền hàng năm vào ngày Quốc Khánh
Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang được coi là hình thức sinh hoạt tiêu biểu nhất, mang tính thượng võ hấp dẫn thu hút đông đảo người tham gia. Hoạt động thể thao truyền thống này nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi, tuyên truyền quảng bá hình ảnh thiên nhiên cũng như danh lam thắng cảnh của Quảng Bình tới du khách trong nước và quốc tế. Nếu du khách do ngại hết vé vào những dịp lễ quan trọng này thì hãy đặt trước vé máy bay đi Quảng Bình để chủ động được lịch trình của mình nhé.
Lễ hội đập trống
- Thời gian: ngày 16 tháng giêng âm lịch hàng năm
- Địa điểm tổ chức: bản Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch
Hiện nay, lễ hội đập trống ở xã Thượng Trạch là lễ hội Quảng Bình được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Nhiều năm gần đây, lễ hội đã thu hút khoảng hàng ngàn người dân của nhiều làng trong vùng đổ về tham dự, cũng như du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội đập trống là lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Bình của người Ma Coong (dân tộc Chứt). Tiếng trống đêm lễ hội là nét văn hoá truyền thống của của đồng bào Bru Vân Kiều. Nhịp trống rộn ràng náo động vang lên thể hiện khát vọng mong muốn về một năm bội thu, may mắn, an lành, đôi lứa yêu bên nhau sẽ sớm về chung một nhà xây dựng tổ ấm của riêng mình.
Đập trống của người Ma Coong
Lễ hội Bài Chòi Quảng Bình
- Thời gian: mùng 1 đến mùng 3 Tết
- Địa điểm tổ chức: thôn Thượng, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh
Trong danh sách lễ hội Quảng Bình độc đáo chính là lễ hội bài chòi Quảng Bình. Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam vịnh dự khi được UNESCO công nhận. Bài chòi ở Quảng Bình được bắt nguồn từ đánh “bài tới”. Gọi là “bài chòi” vì khi chơi người chơi ngồi trên chòi cao, còn gọi là “tới” bởi vì khi kết thúc ván, người chơi hô “tới”. Hội bài chòi ở Quảng Bình thường được tổ chức trong dịp Tết Nguyên đán, trong các lễ hội mùa xuân hàng năm dịp Tết đến, xuân về.
Hội bài chòi Quảng Bình
Bài chòi là một hình thức vui chơi nhẹ nhàng, không nặng về ăn thua hay tiền bạc, ai cũng có thể chơi nên không có sự phân biệt đối xử. Lễ hội bài chòi được duy trì và tổ chức tương đối liên tục bởi tính chất giao lưu giải trí, mọi người đều muốn hòa mình vào không khí lễ hội ngày xuân. Nhiều năm trở lại đây, lễ hội bài chòi luôn được xem là một trong những hoạt động tiêu biểu không thể thiếu của Tuần Văn hóa – du lịch Đồng Hới.
Lễ hội trỉa lúa
- Thời gian: ngày 11 đến 14/07 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh
Lễ hội trỉa lúa của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều được tổ chức vào ngày 11 đến 140/7 âm lịch với mục đích cầu xin thần linh ban cho may mắn, không cho chim chóc, muông thú phá hoại để có mùa màng tốt tươi. Lễ hội trỉa lúa còn được biết đến với tên gọi là lễ hội lấp lỗ – là một công đoạn cuối của quy trình làm nương làm rẫy đã được dân bản nâng lên thành lễ hội với ý nghĩa trỉa xuống đất cầu mong các thần giữ gìn bảo hộ cho sự sinh sôi nảy nở của hạt lúa cho tới ngày thu hoạch. Du khách hãy nhanh tay đặt phòng khách sạn ở Quảng Bình của BestPrice để được trải nghiệm trực tiếp lễ hội vô cùng đặc biệt này.
Lễ hội lấp lỗ của người Bru Vân Kiều
Lễ hội hang động Quảng Bình
- Thời gian: cuối tháng 7 và đầu tháng 8 hàng năm
- Địa điểm tổ chức: Quảng trường biển Bảo Ninh
Lễ hội hang động Quảng Bình diễn ra vào khoảng cuối tháng 7 và đầu tháng 8 và được tổ chức định kỳ hàng năm. Đây là lễ hội Quảng Bình đặc sắc và ấn tượng nhất được đông đảo mọi người mong chờ. Tổ chức tại quảng trường biển Bảo Ninh, lễ hội hang động Quảng Bình là dịp để tuyên truyền, quảng bá về danh lam thắng cảnh các sản phẩm dịch vụ du lịch Quảng Bình đến với du khách trong nước và quốc tế, các nhà đầu tư và các công ty lữ hành.
Lễ hội hang động Quảng Bình
Lễ rước thần Quảng Bình
- Thời gian: dịp đầu xuân
- Địa điểm tổ chức: đình làng
Lễ rước thần Quảng Bình thường được diễn ra vào dịp đầu xuân năm mới tại các đình làng ở địa phương. Đây cũng là một dịp quan trọng của người dân làng xóm để gắn kết và thắt chặt mối quan hệ anh em láng giềng. Theo dân gian thì lễ rước thần có mục đích chính là mời các vị thần, nghinh đón thần Thành Hoàng về xem một năm qua ở hạ giá dân tình có gì đổi mới hay không. Thờ Thành Hoàng được xem là nét văn hóa đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa làng cũng giống như thờ cúng tổ tiên, mang đậm dấu ấn tâm linh và thể hiện quan điểm “uống nước nhớ nguồn”.